Năm 2011, cao nguyên đá Đồng Văn- Mèo Vạc đã được UNESCO tôn vinh là “Công viên địa chất thế giới”. Ấy là một vinh dự cho tỉnh Hà Giang nói riêng và nước ta nói chung.
Tuy trở thành một địa danh nổi tiếng thế giới, nhưng người dân vùng cao nguyên đá vẫn vô cùng khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu do thiếu nước để sản xuất và cả sinh hoạt.
Dưới đây là những gì tôi đã “mắt thấy tai nghe” trong một chuyến lên Mèo Vạc:
“Ám ảnh có lẽ là thứ hành trang ‘’nặng’’ nhất khi về xuôi của những người từng một lần đặt chân lên Mèo Vạc. Ám ảnh vì con đường mong manh tựa “mành chỉ treo chuông’’ chém ngang sườn núi; Ám ảnh vì những câu chuyện tưởng chừng đã thành cổ tích… Và hơn cả là nỗi ám ảnh về đá!
Mèo Vạc nằm ở tuyến biên giới phía Bắc tỉnh Hà Giang, có đường biên giới dài 45km; Phía Đông giáp huyện Nà Pô, Quảng Tây, Trung Quốc và huyện Bảo Lạc, Cao Bằng; Phía Nam giáp huyện Yên Minh, Hà Giang và huyện Bảo Lâm, Cao Bằng; Phía Tây giáp huyện Đồng Văn; Phía Bắc giáp Đồng Văn và huyện Phú Ninh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.Để hình dung đá ở Mèo Vạc nhiều đến cỡ nào, chỉ cần một câu là đủ: ‘’Trên trời, dưới… đá’’. Ngoại trừ việc ngó lên trời, còn cứ nhìn ngang, nhìn xuống là y rằng mắt chạm vào đá. Đá xám màu nguyên thủy của phong sương; đá lờ nhờ trắng, nhơn nhớt hồng khi bị ‘’bóc vở”; đá hình khối; đá hình chóp; đá hình bãi chông…
Nhiều người nói vui: ‘’Nếu đá Mèo Vạc xuất khẩu được thì huyện này sẽ giàu nhất nước’’. Nói vui mà chẳng thể vui vì đá Mèo Vạc là đá vôi, đã phong hóa hết, chỉ có thể để làm đường. Người ở đây xây nhà, dựng trường học phải theo xe trở ngược về tận thị xã Hà Giang để chở đá lên.Có thể tạm chia đá Mèo Vạc ra hai loại: đá cho người sống và đá cho người chết. Với người sống, đá đóng một vai trò không thể thay thế. Người ta dùng đá để biến ngôi nhà của mình thành một pháo đài vững chãi. Việc đó đã có từ ngàn xưa, khi mà giặc giã, thú dữ còn hoành hành khắp vùng biên giới này. Đá còn được dùng để xếp thành chuồng trâu, chuồng bò, chuồng lợn – một thứ tiện ích mà người miền xuôi không bao giờ có. Trên nương, đá được xếp thành những vòng cung giữ đất, giữ nước cho cây lúa trổ bông. Trên những sườn núi, đá giữ lại vài dúm đất nhỏ nhoi để người ta bỏ vào đó vài hạt ngô giống.Trời nắng tươi, cả huyện Mèo Vạc vẫn xám xịt màu đá. Thứ ánh sáng của mọi nguồn sáng cũng chỉ yểm được chút nhiệt trên bề mặt của những mỏm đá tai mèo. Để rồi, một cơn gió núi thoảng qua, đá lại nguyên mặt lạnh. Chiều đến, khi vài ánh nắng quái cuối cùng tụt hẳn sau những đám mây, cả thung lũng Mèo Vạc xám ngơ xám ngắt, xám tới độ người đến lần đầu muốn… tụt huyết áp.Anh chàng lái xe của chúng tôi, vốn là “thổ dân’’ Mèo Vạc, thấy chúng tôi co ro vì khí núi, trách nhẹ: “Đã bảo các anh rồi, trên này thời tiết thấp hơn hẳn dưới thị xã. Trời mùa hè, lúc nóng nhất, nhiệt độ trong thung lũng Mèo Vạc cũng chỉ trên dưới 250C. Còn tối, không đắp chăn thì đố ngủ nổi!”.Mèo Vạc lạnh thật, cái lạnh của đá! Xung quanh vùng tập trung dân cư của thị trấn Mèo Vạc không một bóng cây to, không một công trình do con người xây dựng đủ lớn để ngăn chặn khí lạnh thoát ra từ lòng núi. Bởi thế, khi bóng tối bắt đầu lan tỏa cũng là lúc khí lạnh tràn vào thị trấn. Khác với dưới miền xuôi, khí lạnh ở đây có hình hài và màu sắc hẳn hoi.
Lúc mới từ núi chui ra, nó màu lờ nhờ trắng và tồn tại dưới dạng những hình khối khổng lồ. Tràn xuống thị trấn, khí lạnh bắt đầu loãng dần, tờ mờ, phảng phất. Những hình khối khổng lồ cũng mất dần và thoảng vào màn đêm. Khách xuôi mới lên, đang quen ngồi trong nhà, bước ra đầu hè, chợt rùng mình như chạm phải tường đồng, khô khô, lành lạnh, man mác…
Dọc đường núi quanh co gần lên đến thị trấn Mèo Vạc, thấp thoáng bên đường những ụ đá xám bằng chừng nửa chiếc chiếu đơn. Chẳng cần hỏi cũng có thể đoán được đó là những nhà mồ!Cả đời người dân Mèo Vạc sống liền với đá. Lúc mất đi, lại đá! Thứ đá dành cho người chết cũng chẳng khác gì người sống. Cũng màu xám ấy, cũng là đá núi! Khác chăng ở chỗ, đá của người chết là tập hợp những viên đá lớn, nhỏ được sắp xếp thành một khối xác định.”Xín Cái, một xã vùng biên cương thuộc huyện Mèo Vạc, thuộc diện đặc biệt khó khăn, có địa hình rất cao, bốn bề là núi đá. Chính tại vì là núi đá nên bà con chỉ trồng được ngô chứ lúa thì cũng rất ít và chất lượng thấp. Nên xã cũng vẫn còn nhièu hộ đói nghèo.
Lùng Thúng lại là thôn nghèo nhất xã Xín Cái. Cả thôn có 41 hộ, 226 nhân khẩu, 100% là đồng bào Mông. Hầu hết các hộ trong thôn đều thuộc dạng đặc biệt khó khăn.
Nhân dịp Xuân mới, NTTV dự định tổ chức một chuyến đi tặng quà cho bà con thôn Lùng Thúng. Lịch trình dự kiến:
– 17h ngày 17-2 (chiều thứ 6) xuất phát tại Hanoilab.
– Khoảng 24h đến TP.Hà Giang, nghỉ đêm tại đây (cần có số lượng người đi cụ thể để nhờ book phòng).
– 7h ngày 18-2 xuất phát đi Mèo Vạc. Dự kiến khoảng 1 giờ chiều đến nơi.
– Tặng quà, giao lưu cùng bà con thôn Lùng Thúng đến khoảng 15h quay về TP.Hà Giang.
– Khoảng 21-22h về đến Hà Giang. Nếu sức khỏe còn dư dả (lưu ý lái xe) ăn xong có thể về thẳng Hà Nội. Nếu không, ngủ lại đêm về sáng hôm sau về HN.
Lưu ý:
– Trên đường đi lên Mèo Vạc cảnh rất đẹp, ai có nhu cầu chụp ảnh thì hãy sẵn sàng.
– Kinh phí cho chuyến đi: chuyến đi này khá xa (mỗi lượt khoảng 600km) nên sẽ phải thuê xe và phòng. Vì thế, cần có số lượng người cụ thể để tính toán thuê xe rồi mới có kinh phí chính thức.
– Chương trình có thể thay đổi nếu các thành viên có nhu cầu ngủ đêm lại Mèo Vạc. Khi đó, tối thứ 7 có thể ngủ tại Mèo Vạc. Sáng CN chạy một mạch về HN luôn.
* Những vật phẩm có thể đóng góp: hiện kim, gạo, mì tôm, nước mắm, xà phòng, dầu ăn, bột ngọt, đường, lạc, quần áo cũ….
Mọi đóng góp và ủng hộ xin được gửi về trụ sở của hội Hanoilab tại 141 Phố Vọng hoặc chuyển khoản vào:
http://forum.saigonlab.com.vn/f26/di…im-viet-41683/
Thành phần BTC chuyến đi :
+ nguyencoi – Chị Hương- HT HTTNTTV
+ manhsanhcong- Anh Quân -phụ trách chính chuyến đi lần này
+ saonamnguyen-bạn Thùy kế toán HTT NTTV phía bắc
Mọi chi tiết xin liên hệ:
1. Hội từ thiện NTTV tại địa chỉ: 141 Phố Vọng hoặc liên hệ người phụ trách chính chuyến đi: Quân: 0908753788- 0988753788 email + YM:manhsanhconghn@yahoo.com
Danh sách nhân ủng hộ hiện kim + hiện vật:
1. G.đ Saonamnguyen: 20kg gạo + 200k( + )
2. Candy (Miền Nam): 100K
3. Rongnho: 30kg gạo( + )
4. Leda172: 20kg gạo
5. Meotaoxanh: 2 thùng quần áo ( + )
6. Nguyenha_BN: 42 chai nước mắm + 20kg gạo( + )
7. Truongducngoc: 300K( + )
8. Công ty máy tính Hanoilab ủng hộ ( + )
– 2 tạ gạo tẻ
– 105 chai nước mắm = 3 thùng
– 4 thùng dầu ăn =48 chai
-50 gói mì chính vedan
– 3 thùng bột canh = 150 gói
– 100 gói muối =100kg
9. công ty sữa Vạn An ủng hộ 30 gói sữa bột Hip ( + )
10. số quà ủng hộ từ các vị khách hàng đến mua hàng tại Hanoilab và số tiền thu được từ đợt bán khăn ( + )
-700 đôi tất người lớn
– 22 chiếc khăn ấm
-17 lọ dầu gió
-10 gói bột canh
– 5 thùng mì tôm
– 1 số đồ chơi + vở bút còn trong kho sẽ đem đi đợt này tặng cho các cháu vùng cao( + )
11. Lopez (anh Quân): 200k( + )
12. Bạn anh Lopez (anh Hoài): 300K( + )
12. Vân: 500K( + )
13. 1rouble (anh Hoàng): 200K( + )
14. Bạn TrungBK: 3 thùng mì tôm + quần áo cũ( + )
15. ThanhHuong872: 100K( + )
17. Hai bạn của nhungnguyen (bạn Thảo và 1 bạn nữa đã tham gia chuyến đi đợt 20 ) ủng hộ 400k( + )
18. Chị Hoài: 300K( + )
19.1 số dép cho các bé + dây buộc tọc + áo phụ nữ do tiền bán khăn + các khách hàng Hanoilab ủng hộ( + )
20. Cô giáo Tâm dạy học bên Chùa Bồ Đề giới thiệu 2 bạn TNV đến giúp khâu đóng đố và ủng hộ
30 gói bột canh + 20 gói đường( + )
21. Bạn Trungbk: 200K( + )
22. Sếp của Rongnho: 300K( + )
23. Hà Giang (50kg gạo và 2 túi quần áo)( + )
24. Hồng Anh (1000k)( + )
25. Bạn Trang (1000k)( + )
26. Bạn Thủy (500k)( + )
27. Bạn Diệu (1000k) ( + )
Danh sác các thành viên tham gia Đợt 23:
1. Nguyencoi( + )
2. Honhun( + )
3. Rongnho( + )
4. Manhsanhcong (anh Quân)( + )
5. Anh Quân (lopez)( + )
6. Hoàng (1rouble)( + )
7. Nguyenha_BN (4 vé)
10. TrungBK( + )
11. Truongducngoc( + )
12. Quang (QuangMV)( + )
14. Chị Hoài( + )
15. Em chị Hoài( + )
16. Nguyễn Thị Thủy( + )
17. Em Thắm( + )
Bảng tổng hợp thu chi thực tế đợt 23:
Ngoài số hiện vật mọi người ủng hộ như gạo, nước mắm, mì tôm, đường, quần áo…vv. Đợt 23 này, chúng ta nhận được số tiền ủng hộ bằng hiện kim như sau:
+ Tổng thu: 6.500.000đ
+ Tổng chi: 6.500.000đ
– Chi 48 hộ kèm phong thư: 100K = 4.800.000đ
– Chi mua 21 thùng mì tôm = 1.700.000đ
+ Tồn quỹ đợt 23 là 0 đồng
P/S : (Dự tính chi phí khoảng 800k bao gồm tiền ăn ở + chi phí đi lại,sẽ chốt danh sách tham gia và thu tiền hạn cuối vào 20h thứ 3 ngày 14/2/2012. Tính đến thời điểm này, mọi người đăng ký chưa đóng tiền sẽ gạt tên khỏi danh sách. Vì vậy mong mọi người thông cảm, bớt chút thời gian qua HNL đóng tiền sớm gúp BTC. Số tiền thực tế phát sinh thêm (nếu có) sẽ share tính trên đầu người thực tế đi cùng đoàn) Danh sách sẽ cập nhật khi ace đăng kí , ( + ) là đánh dấu số tiền đã thực thu . Danh sách ủng hộ vẫn nhận đến hết ngày 17/02/2012 . Các bạn đăng kí trực tiếp tại đây nhé! Không spam và 8 lạc đề trong topic này, sẽ bị xóa dưới mọi hình thức . Thanks all !
BTC xin thông báo, vì hiện nay, đầu năm. nên việc thuê oto rất khó khăn và giá cả rất mắc. Vì vậy. mong mọi người đăng ký tham gia sớm, và sẽ chốt danh sách vào T7 tuần này ah. Dự tính thuê xe 29 chỗ, số lượng đi là 16 người. Nếu số lượng người đi đông hơn. khoảng 26 người, chi phí thuê xe sẽ giảm xuống, tính chi phí ăn uống + đi lại khoảng (800k/ người cho số lượng 26 người. Vì vậy, mong mọi người tham gia đăng ký sớm để BTC sắp xếp ah.
BTC xin thông báo, hiện nay BTC đã thuê được 2 xe 16 chỗ, hiện vẫn đang còn dư vé đi Hà Giang. Vì vậy, BTC sẽ nhận đăng ký đi Hà Giang đến 12h trưa thứ 6 N17/2/2012. Chắc là ít có dịp đi xa như vậy, nhiều người đi, chi phí đi lại sẽ giảm xuống, vậy mong các bạn đăng ký đi đông đủ chuyến từ thiện đầu năm.
P/s: Mọi người ủng hộ hiện vật + hiện kim. Mong mọi người mang qua HNL sớm gúp để đóng đồ từ thiện ah.
Xem thêm: http://forum.saigonlab.com.vn/f92/nttv-mien-bac-dot-23-dem-mua-xuan-am-ap-len-cao-nguyen-da-95279/