Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Mỗi con người chúng ta từ khi sinh ra đã luôn mang trong mình một tấm lòng tương thân tương ái, được nuôi dưỡng từ khi còn nằm trong nôi, qua những câu ca dao cho tới lúc trưởng thành. Trong số chúng ta, chắc hẳn ai cũng một lần từng gặp khó khăn, và cần biết bao những tấm lòng sẻ chia dù chỉ là rất nhỏ.
Chiến tranh đã trôi qua hơn 30 năm trên quê hương Việt Nam chúng ta nhưng ở đâu đó vẫn còn có những nỗi đau chưa bao giờ dứt. Tiếng súng nổ, tiếng pháo đã ngừng lại, nhưng quanh đâu đấy, tiếng kêu than từ những di chứng của chất độc màu da cam tàn bạo trong chiến tranh vẫn ngày ngày giày xéo lên những mảnh đời bất hạnh. Mất tay, mất chân, tâm thần phân liệt, mù lòa, ung thư, tay chân teo tóp… và hàng loạt những nỗi đau tinh thần mà các thế hệ sau chiến tranh phải hứng chịu.
Một ngày cuối tuần mưa tầm tã , xuyên màn đêm trên chuyến xe về thăm chùa Liên Sơn ( 49 Nơ Trang Long , thị trấn Liên Sơn huyện Lak tỉnh Đaklak ) ace Những Trái Tim Việt đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi thăm hỏi các hoàn cảnh nghèo khó khăn nơi vùng núi cao .Nhưng nhờ sự giúp đỡ tận tình của cư sĩ Dũng ( phó hội phật giáo nơi đây ) ace chúng tôi có dịp gặp gỡ thăm hỏi và biết được hoàn cảnh của người dân nơi đây vô cùng khó khăn .
Điểm đầu tiên chúng tôi đến là Buôn K ‘ te . Khi chúng tôi vừa bước vào đến cửa nhà cô H’ring, thì chúng tôi không khỏi xúc động khi chứng kiến cảnh 1 bé trai vóc người nhỏ nhắn , đen đủi với đôi mắt vô hồn , có lẽ em không biết sự có mặt của chúng tôi . Nhìn bàn tay bé xíu của em mò mẫm xếp giấy mà nước mắt tôi chỉ chực tuôn rơi . Đại diện ace Những Trái Tim Việt tôi hỏi thăm hoàn cảnh gia đình . Do họ nói tiếng dân tộc M’nông nên tôi không hiểu phải nhờ cư sĩ Dũng phiên dịch lại .
Tôi được biết bé năm nay 9 tuổi , nhìn vóc dáng của bé nhỏ hơn số tuổi bé rất nhiều , và thấp thoáng trên gương mặt đầy nỗi lo toan của cuộc mưu sinh . Cha mất sớm không bà con thân thích ,hiện tại bé sống cùng bà H’rang , mẹ và 1 người cô H’in đang đi ăn xin chưa về . Nhà nghèo không có tiền đi học , em phải ở nhà phụ mẹ nuôi bà , công việc hàng ngày của em là dẫn bà đi lượm phân bì về bán lại cho hàng xóm . Vất vả thế đấy nhưng em không thể nào thoát ra cảnh đói nghèo này .
Tạm chia tay em chúng tôi lại đến thăm hoàn cảnh thứ hai là gia đình anh H’B Hiâo Phúc anh sinh năm 1962 gia đình có 6 người con . 4 người con đã lập gia đình và anh hiện sống cùng vợ và 2 người con đang hứng chịu nỗi đau từ di chứng để lại sau chiến tranh . Cô em sinh năm 1992 tên là H’Dư Ayun , khi chúng tôi hỏi chuyện em cười rất tươi , một nụ cười vô cảm đến nhói lòng. Không khác gì cô em , người anh sinh năm 1989 tên là Y Phước Ayun đang nằm dặt dẹo trên giường đưa mắt nhìn chúng tôi cười không ngớt . Trên người em ruồi nhặng bu đầy…chứng kiến cảnh tượng đó tôi không thốt nên lời , chỉ có thể nhìn em với đôi mắt đầy cảm thông và chia sẻ .
Gia đình anh H’B hiện tại rất khó khăn , cuộc sống của 4 người đang dựa vào số tiền trợ cấp ít ỏi 180 ngàn / tháng . Ngoài số tiền ấy anh chị còn làm ruộng , làm thêm đủ việc không tên để có đủ tiền nuôi con .
Chia tay gia đình anh H’B chúng tôi tiếp tục sang Buôn Ranh A ĐakLiêng .
Chúng tôi đến thăm gia đình bà H’in , chúng tôi được biết cụ năm nay 89t, cụ bị lãng tai và sống 1 mình cụ tự lo tất cả mọi sinh hoạt cá nhân hàng ngày. Cụ cũng được nhà nước trợ cấp 180 ngàn / tháng và hện tại cụ sống nhờ vào số tiền đi lượm phân bò và làm ruộng . 1 năm cụ kiếm được 6 bao lúa . Một con số khá nhỏ so với nhu cầu sống của 1 người , nên chuyện đói khổ đó là thực tế mà cụ nói riêng và người dân nơi đây nói chung phải hứng chịu .
Chúng tôi tiếp tục cuộc hành trình đến viếng thăm nhà chị H’hien . Chồng chị mất sớm do bệnh ung thư để lại cho chị 4 người con , theo tục lệ người M’nông khi chồng chết thì dòng họ đến chia tài sản và họ lấy di 1 nửa . Nếu muốn giữ nguyên số tài sản thì chị lấy tiếp 1 người trong dòng họ . Chị đã quyết định ở vậy nuôi con . Phía trước căn nhà xơ xác là căn nhà tình thương được nhà nước xây tặng , nhưng đang xây dở dang thì chồng chị chết nên đã ngừng việc xây dựng và đang đợi phân chia . Thật xót xa cho hoàn cảnh của chị.
Khi chúng tôi đến thì chị và các con đã đi lượm phân bò , may mà chúng tôi gặp bé H’luyet về dẫn bò đi ăn cỏ ,chúng tôi có dịp hỏi thăm về gia cảnh của em . Em là con chị cả trong gia đình năm nay 13t , em phải bỏ học khi vừa học xong lớp 2, em phải ở nhà đi chăn bò cho hàng xóm , họ trả công em mỗi ngày chăn bò hơn 1kg gạo . Nhà nước cũng trợ cấp gia đình em mỗi tháng 180 ngàn nhưng nào có thấm vào đâu . Gia đình em hiện không có đất canh tác , chỉ sống nhờ vào làm thuê làm mướn . Khi chúng tôi hỏi thăm về ước mơ đi học của em .Trả lời chúng tôi xong em vội quay mặt ra sau lau vội dòng lệ chỉ chực tuôn trào . Mong ước lớn nhất của em là được đi học nhưng vì nghèo không có tiền nên em phải bỏ học . Tôi hỏi thăm về cha em , em ngây thơ trả lời ” cha con đi làm ăn xa rồi ” , em nào có biết cha em đã mất rồi , có lẽ không muốn em buồn nên mẹ em đã nói với em như thế .
Chia tay chúng tôi , em chạy vội ra chuồng bò dẫn chúng đi ăn cỏ , trên tay em là 1 chai nước và 1 nắm xôi hẩm để lót dạ cả ngày . Nhìn dáng em bé nhỏ khuất dần mà chúng tôi không khỏi nghẹn ngào .
Trên đây chỉ là 4 trong 10 hoàn cảnh tiêu biểu mà chúng tôi đến thăm , không có giấy mực nào có thể nói đươc hết nỗi khổ nỗi vất vả của người dân nơi đây . Với họ bữa ăn no đủ đã là quý lắm rồi nói chi đến việc mơ ước xa vời về sự hưởng thụ cuộc sống .
Các bạn có thể cầm được nước mắt mỗi khi xem đoạn phim về những làng trẻ em bị nhiễm chất độc màu da cam hay không?
Các bạn có thể không xúc động không khi đọc được những ước mơ nho nhỏ nguệch ngoạc trên giấy bằng những ngón chân còn lại của một em bé ?
Các bạn có thể không nghe bài hát cất lên từ tiếng hát của những em bé đã bị chính chất độc màu cam tước đi ánh sáng đôi mắt ?
Các bạn có thấy bất bình không khi chứng kiến lại những thước phim tài liệu về chiến dịch rải chất độc màu da cam tại Việt Nam của Mỹ, khi chứng kiến tòa án Mỹ từ chối việc đền bù cho các nạn nhân chất độc màu da cam ?
Họ cũng là đồng bào của ta, là một phần dân tộc ngàn năm văn hiến của ta , vậy tại sao chúng ta không chung tay chia sẻ khó khăn cùng họ . Dù chỉ là chiếc bánh nhỏ nhoi , tấm áo qua mùa giá lạnh hay một nụ cười sẻ chia cũng khiến họ ấm lòng .
Mọi người ơi ! hãy cùng ace Những Trái Tim Việt chúng tôi mang đến yêu thương cho họ nhé, hãy bớt khẩu phần ăn của mình để góp gió thành bão mang đến cho họ tình yêu đồng bào dân tộc mọi người nhé !
Nhiễu điều phủ lấy giá gương,
Người trong một nước thì thương nhau cùng.
so frustrating.hermes birkin
Sep 2013Article in Alcohol and Alcoholism
Soft methods, hard targets: regional alcohol managers as a policy networkLloyd, C.toms wedges
That when the Sun last conducted an informal survey of liquor prices across the provinces, finding that Alberta was at the pinnacle for hard plonk like vodka, and in a tie with Nova Scotia for having the most expensive beer in Canada.mcm backpack for sale
the world has definitely lost someone who was really beautiful.Jordan Pas Cher
BizPac Review(h/t Mike F)Jordanis making good on its threat of revenge for the burning alive of a Jordanian pilot by the Islamic State.mulberry outlet york
mcm luggage